
Báo chí nói về Chúng tôi

Những câu chuyện khởi nghiệp thành công giúp truyền động lực cho bạn.
Trao đổi với cử nhân ngành luật trẻ tuổi
Trời Hà Nội hôm nay quang đãng và mát mẻ, hệ quả của mấy cơn mưa mùa hạ kéo dài khiến không gian như tươi mới, tràn trề nhựa sống. Một cử nhân ngành luật trẻ, mới ra trường đến gặp tôi tại Viện nghiên cứu để cùng trao đổi một số vấn đề mà em còn khúc mắc, tâm tư. Hai anh em vô tình quen biết trên một diễn đàn về công việc báo chí mà em đăng tải và tôi vào bình luận, comment.
Chàng cử nhân luật trẻ tuổi ấy đang tập sự ở một văn phòng luật sư ngoại ô nhưng với khát vọng của tuổi trẻ, của người thanh niên đang đi tìm kiếm tri thức, tìm kiếm chính mình đã mạnh dạn đến thăm tôi. Ở trong em tôi thấy được nhưng suy tư, tự vấn, nó phảng phất những hình ảnh như tôi trước đây. Tôi nói với em rằng, thế hệ em có những con người như vậy là chưa nhiều và tôi đánh giá cao sự “có chí” của em. Đàn ông có ý chí thì đó chính là sức mạnh, là chất dẫn và hương vị, xúc tác khiến em dễ thành công.
Ngành luật của em có thể còn đủ thứ bao la hơn nữa, nhưng ngoài luật ra em vẫn chưa thấy thỏa mãn, em còn mong muốn tìm tòi hơn nữa về sự hiểu biết, về khoa học xã hội. Em còn muốn khám phá nhiều vấn đề khác nữa tri thức và con người. Tất cả trong em đều là những ý nghĩa của sự mày mò, những trở trăn và nhiều rối bời. Tuổi như em những biểu hiện như vậy là dễ hiểu bởi em còn rất trẻ, em còn thanh niên, chặng đường phía trước của em còn dài nên tính chín chắn, sự trưởng thành đâu chỉ có khát vọng mà cũng cần cả thời gian và sự chiêm nghiệm.
Tiến sĩ Cù Văn Trung tặng sách cho chàng cử nhân luật
Chúng tôi trao đổi rất nhiều chuyện trên đời, từ những vấn đề vĩ mô đến các vấn đề vi mô, từ nhà nước, chính trị đến đời sống thị dân. Phải nói rằng, tri thức ngoài kia cũng như hiểu biết của anh em tôi là cả sự ngồn nghộn, to lớn. Nhiều khi là quá tầm với, quá nặng, nếu không muốn nói với em là như “trẻ con gánh đá”. Vì chúng tôi đều là những người đang trên con đường tập dược nghiên cứu, tìm hiều về khoa học xã hội.
Tôi nói với em rằng, tôi có niềm tin vào tuổi trẻ, có niềm tin vào khát vọng chinh phục tri thức của những cá nhân có ý chí. Trong tinh thần của những con người như thế họ có một nỗi niềm, một sự thao thức, khát khao về quá trình lập thân, lập nghiệp và lập danh cho chính mình. Tôi cho rằng đó là miền triển vọng của năng lực, là thứ hấp dẫn khó có thể nhầm lẫn giữa các cá thể, hãy kiên trì và theo đuổi thì ta ắt hẳn sẽ có nó. Bởi suy nghĩ sâu xa hơn thì sự đẹp đẽ của con người đâu chỉ có vật chất mà nó có còn lấp lánh bởi bản sắc và nét riêng của mình. Và một cá nhân như thế chính là người có chất lượng, có năng lượng tràn ngập và hấp dẫn được nhiều đối tượng xung quanh mình.
Còn nhiều thứ giữa tôi và em phải làm để dấn thân vào con đường học thuật, để hiểu biết và chinh phục tri thức. Tôi gợi mở một số tác phẩm để em nghiên cứu, em đọc. Tôi hướng dẫn sơ qua về cách viết lách và tiếp cận với truyền thông, báo chí. Tôi cũng đủ sáng suốt để kéo dài sự nóng vội, tính vị thành niên trong em. Tôi khuyên em là hãy học cho chính mình, hãy tìm hiểu những thứ mình thấy thích, đọc những cái mình hiểu. Rồi một ngày kia, có thể là 3 năm – 5 năm và xa hơn nữa khi lượng đủ - chất đủ thì tự nhiên tiếng hót trong em sẽ được cất lên.
Phải nói rằng, lâu lắm rồi tôi mới gặp được cá nhân trẻ tuổi thế này, nó khớp với mục đích của Viện nghiên cứu tư nhân do tôi thành lập. Đó là sự cùng nhau đi kiếm tìm những con người như thế cho những đam mê và sở thích tìm tòi, nghiên cứu xã hội. Tôi vẫn kiên nhẫn chờ đợi và sằn sàng tiếp đón, trao đổi, cộng tác và hợp tác những con ngời và các bạn trẻ như thế. Hành trình của sự tự học, tự nghiên cứu là hành trình làm cho mỗi con người sáng láng hơn, sang trọng hơn. Nếu có thể, hãy đến với Viện của chúng tôi để chúng ta cùng làm nhau tươi mới, cùng làm nhau lóng lánh và sang trọng hơn bạn nhé.
Note: Luận điểm về tiêu đề bài viết “Hướng đến sự sang trọng”cũng là do tôi đọc từ cuốn sách của một học giả. Ông cho rằng con người sang trọng không chỉ bởi sự đủ đầy về vật chất, làm duyên, làm dáng mà sâu xa hơn phải bắt nguồn từ sự có học, có văn hóa và trình độ học vấn.

