Báo chí nói về Chúng tôi
Những câu chuyện khởi nghiệp thành công giúp truyền động lực cho bạn.
Ngành chăm sóc sắc đẹp học những gì ?
Chăm sóc sắc đẹp – một ngành học đặc trưng với tiêu chí chắc kiến thức, vững tay nghề trong những năm gần đây luôn thu hút số lượng lớn thí sinh theo học. Vậy cụ thể, ngành Chăm sóc sắc đẹp học những gì? – Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này nhé!
06 bộ môn thẩm mỹ
Với chuyên ngành Chăm sóc sắc đẹp, trước hết, các bạn sinh viên được học tập bài bản theo từng học kỳ với 06 bộ môn, bao gồm cả có và không xâm lấn.
Chăm sóc Da - Spa
Chăm sóc da là bộ môn cơ bản đầu tiên mà khi nhắc đến chuyên ngành Chăm sóc sắc đẹp. Với hệ cao đẳng, các bạn sinh viên được học tập. Bài bản từ lý thuyết đến thực hành các phương pháp, kỹ thuật chăm sóc da cơ bản, nâng cao, sử dụng công nghệ cao, bao gồm cả kỹ thuật xâm lấn và không xâm lấn.
Học chắc kiến thức bộ môn này, các cử nhân có đủ năng lực để làm việc tại các spa lớn, làm dịch vụ tự do hay mở spa với tên thương hiệu độc quyền.
Phun thêu thẩm mỹ
Đây được đánh giá là bộ môn “búa bổ” bậc nhất, và cũng là môn duy nhất yêu cầu bằng cấp, chứng chỉ hành nghề đối với mọi kỹ thuật. Để hành nghề Phun thêu thẩm mỹ (điêu khắc, phun xăm), các bạn cần có tối thiểu bằng trung cấp hoặc chứng chỉ có giá trị tương đương, và chỉ đủ tiêu chuẩn mở cơ sở kinh doanh khi được xác minh, phê duyệt của cơ quan chức năng.
Với Phun xăm – một nghề Thẩm mỹ luôn có sự thay đổi xu hướng và phát triển các kỹ thuật nhanh chóng, các bạn nên chọn học hệ cao đẳng (bậc học cao nhất của ngành Chăm sóc sắc đẹp) và thường xuyên cập nhật, học hỏi để đi cùng với nhịp phát triển của xã hội.
Vẽ móng nghệ thuật – Nối mi nghệ thuật
Hai bộ môn Vẽ móng – Nối mi được có mức độ khó tầm trung, yêu cầu người làm nghề có đủ kỹ năng nghề nghiệp và tư duy nghệ thuật.
Với vẽ móng, sinh viên được học bài bản kiến thức và các kỹ năng nghiệp vụ: Nhặt da tay/chân, lựa chọn màu sắc, hình khối, họa tiết phù hợp với từng kiểu dáng móng tay, vẽ móng thẩm mỹ theo đặc trưng kiểu dáng móng, xu hướng, cá tính của khách hàng.
Với nối mi nghệ thuật, sinh viên được tiếp cận hệ thống kiến thức, kỹ thuật, tư duy, đảm bảo có thể “xử lý gọn” các hàng mi thưa, mi kém duyên,… thông qua nhíp, keo, sợi mi, cùng những kỹ thuật nối mi hiện đại.
Trang điểm nghệ thuật – Tạo mẫu và chăm sóc tóc
Hai ngành nghề đặc trưng “không xâm lấn”, được đào tạo trong chuyên ngành Chăm sóc sắc đẹp nhằm trang bị cho sinh viên kiến thức, tư duy bài bản, cùng những kỹ thuật đang thịnh hành nhất.
Kết thúc chương trình học, sinh viên có đủ năng lực chuyên môn, yêu cầu về bằng cấp, chứng chỉ để đăng ký thương hiệu kinh doanh độc quyền, đồng thời có khả năng linh động, ứng biến, sáng tạo trong công việc và nắm bắt nhanh những xu hướng mới trong quá trình làm nghề thẩm mỹ.
Các học phần về kỹ năng bổ trợ
Bên cạnh các học phần chủ đạo về kỹ năng nghề nghiệp, các bạn sinh viên chuyên ngành Chăm sóc sắc đẹp còn được tiếp cận với những học phần bổ trợ để quá trình làm nghề sau tốt nghiệp đạt hiệu quả và thuận lợi nhất. Đó là các nội dung:
- Kiến thức cơ sở ngành về da, cơ địa con người
- Tư duy thẩm mỹ, xu hướng làm đẹp của con người
- Kỹ năng giao tiếp, tương tác khách hàng
- Khởi nghiệp kinh doanh
- Kỹ năng quản lý doanh nghiệp
Khi có đam mê và quyết tâm theo đuổi các chuyên ngành về Thẩm mỹ, bạn nên lựa chọn học tại các trường uy tín, học tập bài bản với hệ trung cấp, cao đẳng để có được bằng cấp hợp lệ, tư duy nhạy bén, từ đó có sự khởi đầu vững chắc cho sự nghiệp. Chúc các bạn thành công với con đường mình lựa chọn!