Logo
phone
Hotline: 0867.819.698
phone
Hotline: 0396.921.343
TS. Cù Văn Trung
TS. Cù Văn Trung
TS. Cù Văn Trung, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Công ty Cổ phần Tư vấn và đào tạo giáo dục, cho rằng, giáo dục cần trang bị cho người học những kiến thức, kỹ năng, thái độ... để tham gia tích cực và có trách nhiệm trong một thế giới đang thay đổi từng ngày.
Làm việc 14 -16h một ngày: Giới trẻ hãy cẩn thận
03/11/2023
icon-zalo

Mới đây có một vị CEO của một tập đoàn lớn phát biểu rằng ông đã làm việc 14-16 tiếng một ngày làm dậy sóng dư luận, đặc biệt là các bạn trẻ vì cường độ, sức lực làm việc của một vị doanh nhân. Có thể không ít người noi theo và cố gắng để thực hiện như lời nói trên nhằm nhanh chóng đạt được những thành công trong sự nghiệp.

 

Mới đầu nghe qua câu nói đó tôi thực sự rùng mình, ái ngại, bởi tôi cứ băn khoăn rằng nếu làm việc với tuần suất như thế thì con người sinh ra để sống hay hành xác. Mặc dù sau khi tốt nghiệp Đại học, tôi có giai đoạn 2 năm làm việc quần quật từ 6h sáng đến 10h đêm tại một trung tâm anh ngữ nhưng tôi chưa bao giờ cho đó là niềm vinh dự và đáng tự hào. Bởi làm được điều đó chỉ là khi chúng ta còn rất trẻ và chưa lập gia đình. Còn phải tìm kiếm công việc, sở trường và cũng do tình thế. Chứ để lao động quên mình, cường độ lớn và lâu dài thì ảnh hưởng tới sức khỏe là khó tránh khỏi. Đặc biệt đối với những bạn trẻ đã lập gia đình thì ngày làm hơn 10 tiếng đã là sự đánh đổi nhiều thứ quanh mình, thời gian chăm sóc con cái, phụ giúp, đỡ đần chồng/vợ, tiếp khách, đối tác và chiếm lĩnh hết thời gian hưởng thụ, tập tành thể dục hay đi giã ngoại, du lịch.

 

Trong cuốn sách của tác giả Tony – Cà phê buổi sáng, một doanh nhân thành đạt và có trách nhiệm với xã hội. Ông cũng từng đề cập tới việc ngủ trước 11h và dậy lúc 6h sáng, vì chỉ có nếp sống khoa học, làm việc theo quy luật của đất trời, tự nhiên thì con người mới có đủ năng lượng, sức vóc và tinh thần để theo đuổi ước mơ. Tôi cũng từng đọc quan điểm của một học giả về việc hiện nay nhiều người trẻ làm việc rất tốt nhưng sống rất tồi. Suy cho cùng chúng ta sinh ra để sống chứ không phải để hành mình. Công việc cốt ở hiệu quả và sự sắp xếp hợp lý cũng như cân đối, cân bằng được giữa tiền bạc và hạnh phúc. Sự hi sinh thái quá đối với một vế nào đó đều để lại hệ quả nhất định. Đó là sự mất mát có khi ngẫm ra đã không kịp để sửa mình, sửa việc.

 

 

Bữa trước tôi có gặp anh giảng viên của một trường Đại học ở Hà Nội, anh ấy mới chuyển công tác về thủ đô được 3 năm nay nhưng anh ấy bảo là bước thụt lùi về chỉ số Hạnh phúc. Thời gian dạy học quá nhiều, số tiết vượt khung quá lớn, ăn trưa cơm bụi vì đàn ông ai mang cái cặp lồng lách cách đến trường. Buổi trưa vật vờ ăn vội miếng cơm, uống nhanh ly nước, chả kịp ngả lưng rồi vội vàng vào tiết đầu, nhiều hôm kẹt xe đi trong khói bụi, luồn lách đến nhọc mình. Và cũng có một chị mà tôi biết, hàng tuần đi oto Kia Moning từ tận đầu thành phố đến cuối thành phố dạy học. Quảng đường đi quá xa, môn học dồn các lớp nên cường độ rất căng, nhiều khi về đến nhà 20h đêm trong trạng thái rệu rã, ê ấm mình mẩy. Thế mới thấy là cái tiếng năng động, sáng tạo và được vinh danh là cá nhân bận rộn mới vất vả làm sao.

 

Bản thân tôi vì con trai sáng dậy sớm đi học (6h) nên tôi dậy cùng để đưa ra điểm xe bus, về nhà bật lại nồi cơm cho nóng, nấu ấm nước pha trà và lên bàn đọc sách. 7h30 gọi đứa nhỏ dậy sinh hoạt và ăn sáng để đến trường mầm non. Bố con lại dời nhà lúc 8h, đều đặn các ngày trong tuần. Khi dậy sớm và ít ngủ trưa nên tối đến thường tôi đều ngủ khoảng lúc 11h nên tinh thần luôn ở trạng thái rất phấn khởi. Những hôm mất ngủ và thức khuya viết báo hay vì uống nước chè thì y rằng hôm sau tôi cảm thấy rất thất thần, mệt mỏi.

 

Nói như vậy để thấy, thời gian làm việc phù hợp nhất cho mỗi người chính là tuần thủ các quy luật của tự nhiên và đất trời, mọi sự quá đều không tốt và sự cố gắng là nằm ở nội tại mỗi hành động cụ thể của công việc. Người ta thường nói giờ nào việc đấy có nghĩa là như vậy. Làm ít thời gian nhưng tập trung cao độ, dồn hết tâm huyết và chú ý tới nó còn hơn là vất vờ, lơ đãng, qua loa hàng giờ này qua giờ khác. Các bạn trẻ cần rất cẩn thận để tham khảo và thực hành theo những thói quen được phát ngôn bởi một số cá nhân có các quan điểm như vị CEO tôi đã đề cập trên nhằm tránh những tổn hại về sức khỏe và tinh thần – thứ vốn quý của mình.

 

Kết luận bài viết tôi xin lấy lời của một học giả, doanh nhân Nguyễn Trần Bạt đó là “Không đi tắt để làm người được”, chúng ta bắt buộc phải đi qua tất cả các giai đoạn làm người một cách chính quy, không nóng vội và đốt cháy giai đoạn được. Trân trọng !

 

Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả Cù Văn Trung

Tags
Hình ảnh hoạt động của chúng tôi
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh 58
Ảnh 57
Ảnh 56
Ảnh 55
Ảnh 54
Ảnh 53
Ảnh 52
Ảnh 51
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
anh 50
anh 49
anh 48
anh 47
anh 46
anh 45
anh 44
anh 43
anh 42
anh 41
anh 40
anh 39
anh 38
anh 37
anh 36
anh 35
anh 34
anh 33
Anh 32
Anh 31
Anh 29
Anh 28
Anh 27
Anh 26
Anh 25
Anh 24
Anh 23
Anh 22
Anh 21
Anh 20
Anh 19
Anh 18
anh 14
anh 17
anh 16
anh 15
anh 13
anh 12
anh 11
anh 10
ảnh 16
anh 1