Logo
phone
Hotline: 0867.819.698
phone
Hotline: 0396.921.343
TS. Cù Văn Trung
TS. Cù Văn Trung
TS. Cù Văn Trung, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Công ty Cổ phần Tư vấn và đào tạo giáo dục, cho rằng, giáo dục cần trang bị cho người học những kiến thức, kỹ năng, thái độ... để tham gia tích cực và có trách nhiệm trong một thế giới đang thay đổi từng ngày.
Ai về thăm mẹ quê choa
27/11/2023
icon-zalo

Tôi có một ông anh chơi rất thân, trong mối quan hệ “anh – em” ấy có cả tình bạn, tình đồng nghiệp bởi chúng tôi quen nhau vào năm đầu Đại học và mãi sau này tôi cũng tham gia viết báo còn anh là một nhà báo chuyên nghiệp. Sự đan xen nhiều tư cách trong tổng thể của một mối quan hệ đó khiến chúng tôi có nhiều điểm chung rất dễ bề tâm sự chuyện nghề, chuyện đời.

 

Đã lâu lắm rồi kể từ khi dịch Covid -19 bùng phát đến cuối năm 2023 anh em chúng tôi mới có dịp gặp lại nhau. Anh công tác tại Sài Gòn còn tôi thì làm việc ở Hà Nội, lần này anh ra Thủ đô ngoài công việc chung, còn tranh thủ về thăm quê nhà ở Thanh Hóa. Cuộc gặp gỡ ngoài dự kiến khiến hai anh em trân trọng đến từng phút giây. Buổi sáng hôm anh ra, chúng tôi không gặp nhau, tôi qua chỗ anh nghỉ đầu giờ chiều. Hai anh em chỉ dự định café nói chuyện hàn huyên, rồi anh bảo hay về quê anh chơi, sự nảy ý khá nhanh khi ký cà phê đã cạn và chúng tôi nhanh chóng thanh toán tiền với chủ quán để dời đi. Vốn dĩ là dân văn làm báo và dân chính trị viết bài, tôi và anh lượn một vòng trên chiếc xe Lead lên phố thăm các cơ quan Trung ương Đảng, tòa nhà Quốc hội, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh…rồi đảo qua thăm nhà tôi ở. Sau khi sắp xếp công việc gia đình, con cái, cũng như làm “công tác tư tường, dân vận” với vợ. Tôi lái oto đưa anh về quê ngay buổi tối hôm ấy.

 

Đường về Thanh Hóa bây giờ đi cũng dễ vì có cao tốc mới mở, xe chúng tôi lòng vòng đường mới, đường cũ rồi cũng đến quê nhà anh. Đón anh em chúng tôi là hình ảnh người mẹ ân cần, ít nói, bà khoảng 70 tuổi, dáng người đậm cùng người em trai ruột hiền lành, mộc mạc của anh sinh năm 1991 (em Chính). Ấm chè mới chờ trực sẵn pha và như đứa con lâu mới trở về, anh thắp hai que hương rồi chúng tôi thắp lên ban thờ tổ tiên, thờ Bố anh đã mất. (một số nơi người ta không thắp hương đêm nhưng với chỉ dẫn của lẽ phải tâm hồn thì mọi sự khiêng kị không cần thiết đều không có ý nghĩa nhiều trong trường hợp này). Hai anh em chúng tôi đã ăn cơm dọc đường nên khi về chỉ còn việc tắm rửa, sinh hoạt cá nhân và nói dăm ba câu chuyện với mẹ, với em rồi lên giường mắc màn ngủ. Lạ nhà, mùi hương thơm cùng nước chè đã ngấm ngòn ngọt trong cổ họng khiến tôi khó ngủ.

 

Như một thói quen, tôi vẫn thức giấc 6h rồi đi đánh răng, rửa mặt. Tôi vươn vai, thả lỏng người, rồi ra sân hít hà không khí của buổi ban mai. Ngắm nghía ngôi nhà cũ mang bóng hình ẩn chứa nhiều kỉ niệm tuổi thơ nơi anh sống và mường tượng về quãng thời gian quá khứ nơi mà cả gia đình của anh cùng cư ngụ trong căn nhà mang kiến trúc vùng Bắc Trung Bộ ba gian, hai chái với bậc thềm hiên cao, mái ngói đỏ… Trước nhà anh là khu vườn với đầy rau xanh, bắp ngô, ớt, bưởi và mấy cây dừa già…Nhìn cây dừa cao vút, tôi hỏi mẹ anh thì được biết có những cây đã ngót nghét trăm tuổi. Vì cây cao nên giờ chỉ để quả rụng chứ không hái bởi leo nên thương lái họ ngại và sợ. Trong thâm tâm tôi biết những cây dừa ấy đã gắn liền với cả một bầu trời thương nhớ của tất cả những ai trong gia đình bé nhỏ ấy. Người anh của tôi đã thực hiện ước mơ bay cao vút qua những tàu dừa phía trời xanh ấy định vị, lập danh nơi Sài Thành phố thị.

 

Người mẹ quét trong câu chuyện đang quét sân buổi sáng sớm

 

Tầm 7h sáng, tôi theo anh đến thăm nhà chị gái ruột một cách rất chóng vánh, ở nông thôn nhiều người đi làm công nhân cho các công ty trên thị trấn. Chúng tôi gặp chị gái, anh rể khoảng 10 phút để họ đi làm cho kịp giờ. Nếu nghỉ không xin phép hoặc báo trước thì những người công nhân ấy bị trừ tiền rất nhiều. Em Chính vì nể nang và hiếu khách nên “tậc lưỡi” nghỉ hôm chúng tôi về. Đó cũng là một điều đáng quý mà tôi luôn trân trọng. Ba anh em tôi ra quán quen đầu làng ăn sáng chứ không ăn cơm nhà, em Chính ăn ít và thường cổ vũ hai anh ăn thật nhiều. Hình ảnh về người em lương thiện, nghĩa tình này tôi muốn dành riêng viết về em trong bài viết khác để giúp bạn đọc có thể hình dung một cách trọn vẹn về các đức tính tốt đẹp, thiện lương của em ấy.

 

Là ngày tranh thủ nghỉ phép nhưng công việc đầu tuần cũng bận, ăn sáng xong, anh và tôi về luôn nhà để kịp viết bài báo gửi cho tòa soạn nhận (tin được từ cộng tác viên cơ sở). Tôi ngồi uống nước chè trên hàng ghế gỗ phòng khách úa màu thời gian, lâu lâu lại ra giường ngả lưng và thong thoải nghĩ ngợi. Trong lúc ấy, em Chính và người mẹ già vẫn cần mẫn dưới nhà để chuẩn bị cơm trưa, gói quà cho anh em chúng tôi. Sau này khi đã Hà Nội, tôi mở hộp các tông ra, Ôi! cơ man nào là: lạc, ớt tươi, dừa, nem chua, con gà trống to, rau thơm… thật cảm động và ăn cả tuần vẫn không hết những cảm tình vấn vương mà người mẹ và em đã “khảm” vào những thứ đồ quê.

 

Tôi nhớ mãi hình ảnh em Chính đèo xe máy phía sau là hộp xốp to để anh tôi gửi kèm trên máy bay vào Nam và bà mẹ có tuổi đi sau mang đồ cho tôi. Anh em tôi đỡ xe cho Chính và kéo vali, Balo phía sau. Tôi rẽ vào đánh oto ra điểm chờ, ấn nút mở cốp để mọi người tập kết mọi thứ lên xe. Bắt tay em Chính rồi cảm ơn mẹ anh và chúng tôi lên đường. Vì ở quá xa nên anh về thăm quê cũng ít, phút từ biệt con đi và từ biệt em trai ruột xa nhà, người mẹ và em cứ lưu luyến đứng dõi theo chiếc oto dần khuất. Tôi cầm lái nhưng khẽ liếc nhìn qua gương chiếu hậu, hình ảnh ấy, phút giây ấy in đậm trong tâm trí tôi. Tất cả những điều này khiến tôi xúc động khôn nguôi. Thiết nghĩ, những con người chả biết nói lời hay, những người mẹ chẳng biết giãi bày ngôn ngữ hoa mỹ nhưng hành động của họ thì chân tình đến tan chảy trái tim mỗi chúng ta. Tôi như người con thân thiết từ lâu, tôi gặp bà lần đầu ở Sài Gòn khi vào thăm anh và lần này nhưng bà đã dành cho tôi một thứ tình cảm như câu thơ của Chế Lan Viên “Con nhớ mế, lửa hồng soi tóc bạc, năm con đau năm con đau Mế thức một mùa dài, con với Mế không phải hòn máu cắt nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi”

 

Tác giả và Nhà báo Xuân Trung về thăm quê mẹ

 

Để có những hạt lạc thơm bùi khi tôi ngồi nhâm nhi ở phòng khách nhà mình, để có nắm rau thơm tôi ăn kèm bữa tối, hay con gà to nửa luộc, nửa kho, tôi biết bà đã rất cần cù và chăm chỉ sớm hôm nuôi trồng, chăm cấy. Tai tôi vẫn còn văng vảng tiếng thái rau độn thêm cám nuôi gà và hình ảnh đống ngô đỏ sân phơi trong cái nắng mùa thu nhàn nhạt. Chỉ có những người phụ nữ tần tảo, đảm đang mới có những đức hạnh tốt đẹp ấy trong mình. Và họ như một cách thầm lặng, không kêu ca hay than phiền với con cháu về nỗi cô đơn, vất vả của tuổi già khi ở quê. Tôi tin rằng, thế hệ ấy sẽ còn tiếp nối mãi, truyền dẫn rất nhiều nguồn cảm hứng sống đến thế hệ mỗi chúng ta hôm nay. Hẹn một dịp khác nữa để về thăm quê anh, thăm bà và chứng kiến thêm nhiều người mẹ trên mỗi mảnh đất thân thương của các vùng quê nước Việt.

 

Chú thích: "Quê choa" là tiếng địa phương của tác giả, có nghĩa là "quê ta".

Tags
Hình ảnh hoạt động của chúng tôi
ảnh 5
ảnh 4
ảnh 3
ảnh 2
ảnh 1
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh 58
Ảnh 57
Ảnh 56
Ảnh 55
Ảnh 54
Ảnh 53
Ảnh 52
Ảnh 51
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
anh 50
anh 49
anh 48
anh 47
anh 46
anh 45
anh 44
anh 43
anh 42
anh 41
anh 40
anh 39
anh 38
anh 37
anh 36
anh 35
anh 34
anh 33
Anh 32
Anh 31
Anh 29
Anh 28
Anh 27
Anh 26
Anh 25
Anh 24
Anh 23
Anh 22
Anh 21
Anh 20
Anh 19
Anh 18
anh 14
anh 17
anh 16
anh 15
anh 13
anh 12
anh 11
anh 10
ảnh 16
anh 1