Logo
phone
Hotline: 0867.819.698
phone
Hotline: 0396.921.343
TS. Cù Văn Trung
TS. Cù Văn Trung
TS. Cù Văn Trung, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Công ty Cổ phần Tư vấn và đào tạo giáo dục, cho rằng, giáo dục cần trang bị cho người học những kiến thức, kỹ năng, thái độ... để tham gia tích cực và có trách nhiệm trong một thế giới đang thay đổi từng ngày.
Đồng tiền bẩn
06/11/2023
icon-zalo

Để thay đổi khẩu vị cho bọn trẻ, thường thì sáng có lúc tôi pha gói tôm khi lại mua gói xôi hay xách về tô phở hoặc cái bánh mỳ kẹp thịt. Vốn là người thích quan sát cuộc sống một cách không chủ đích nhưng đôi khi có một vài hiện tượng bên ngoài cũng làm tôi suy ngẫm, phân trần. Dưới đây là mẩu chuyện ngắn xin được kể với quý độc giả cùng chiêm nghiệm, lắng nghe.

 

Với bàn tay thoăn thoắt gói xôi, người mua hàng lườm lượt đến lại đi, vào ngày rằm hay mùng 1 của tháng, đĩa xôi gấc được đặt nhiều hơn cả. Những đồng tiền từ khách được chị chủ nhanh chóng bỏ vào chiếc xô nhỏ để cạnh. Tôi hay mua hàng quán quen nên thi thoảng cũng bắt chuyện được vài lời, hỏi ra thì biết chị chủ xôi phải dậy 3-4h sáng để làm đồ. Nhìn thúng mẹt đựng các loại xôi (gấc, ngô, lạc…) to hơn người phụ nữ 3 con khỏe khoắn ấy được hạ cái bịch từ yên xe máy cũ bao năm trung thành với chị mỗi khi trời tảng sáng để lên đường di chuyển ra phố. Quãng đường từ nhà chị ra điểm bán đâu đó cũng khoảng 20km, một chặng đi không ngắn, quả là một sự chịu khó đến nể phục.

 

Một buổi sáng gần trưa, đâu đó khoảng 10h, tôi có việc đi vào chợ, vô tình hay tiện mắt lướt qua hàng xôi quen như một bản năng. Tôi thấy chị đang nói chuyện với người hàng chợ cạnh bên, mắt nhìn hướng đó nhưng trên tay vẫn xoèn xoẹt đếm đống tiền 10 nghìn rất điệu nghệ. Hình ảnh chị vô tư cười nói như thế và có lẽ đếm không xót tờ tiền nào (các tệp 5 -10-20 nghìn được chị chia ra từng bó) đọng lại trong tâm trí tôi ngoài sự ngạc nhiên còn cả những suy nghĩ. Tôi vỡ ra rằng vẻ đẹp của đồng tiền không thể nhìn từ vẻ bề ngoài với những hạt xôi gạo dính dáp mà còn toát lên bởi sức lao động, nét rất hồn nhiên của con người bươn trải và nhặt lượm thành quả sau nhiều giờ miệt mài đổ mồ hôi.

 

Chủ nhật vừa rồi, trong lúc chờ bà xã mua đồ, tôi rảnh mắt nhìn lung tung các sạp chợ. Hình ảnh một tiểu thương đang lọc thịt ngan trên thớt, tay kia đưa nhanh những đồng tiền còn vương vết xấu vào chiếc túi nhỏ trước bụng mà khách đưa. Áo tạp dề chị ta mặc như người đầu bếp vẫn đeo khi nấu nướng nhưng được may thêm cái túi vuông giống chú chuột căng-cu-ru bên nước Úc để đựng tiền. Bất chợt loạt hình ảnh người bán cá, cô hàng xôi, người chị hàng thịt đều khiến tôi xúc động về những đồng tiền có mùi tanh, vết bẩn nhưng ánh lên sự sạch sẽ, đẹp đẽ bởi lạo hình lao động chân chính.

 

Tiến sĩ Lê Thẩm Dương trong một lần trả lời phỏng vấn báo chí, ông cho rằng con người hiện diện vẻ đẹp của mình qua lao động, hãy nhìn họ cần mẫn, say sưa với nghề mà thấy mê, thấy có sức hấp dẫn. Riêng bản thân mình, ông chia sẻ rằng những hình ảnh được thao tác một cách chủ động, ngồi bàn và tạo dáng đều khiến ông cảm thấy gượng gạo. Thay vào đó là những bức hình rất sống động, tự nhiên được chụp khi ông đang thao thao, đưa tay chém gió, chém bão phần phật trên giảng đường. Chúng ta cũng thường chiêm ngưỡng những bức ảnh có hồn mà nhiều nhiếp ảnh gia chụp được từ các hoạt động lao động thuần túy của người dân.

 

Có một số người băn khoăn hỏi tôi rằng, như anh có thể kiếm tiền chục, tiền triệu mà sao còn nhặt mấy đồng tiền lẻ từ việc bán sách. Tôi trả lời đó là một sở thích rất riêng tư, nó tuy nhỏ nhưng nhiều khi nó khiến mình rung rinh, một cảm giác phấn chấn “tính tang, tính tình” vài chục nghìn khi được trích phần trăm từ việc bán sách mà các em, các bạn chủ sách chuyển cho tôi mỗi khi đơn hàng nào đó thành công đều khiến tôi thích thú. Nhìn màn hình những đồng tiền nhỏ bé đó và tôi cười một mình vui vẻ, đầu gật gật, miệng lẩm nhẩm “tiền sạch, tiền sạch”.

 

Chúng ta cứ đi tìm những thứ cao siêu, những ước mơ lớn lao và gồng mình thể hiện nhưng lại bỏ quên để dung dưỡng tâm hồn, nét trong sáng ở bên trong mỗi người. Bỏ qua mọi rào cản và định kiến thông thường, tôi mong các bạn trẻ hãy nhặt nhạnh và kiếm tiền từ mọi thứ miễn là đồng tiền chân chính cho dù mệnh giá nhỏ hoặc ít ỏi nhất.

 

Thực ra với sự hiểu biết của mình và vốn kinh nghiệm tương đối trưởng thành hơn so với tuổi, tôi đủ trình độ để phác họa, miêu tả về bức tranh tiền bẩn theo nghĩa đen nhưng trong bài viết này, với cách nói hình ảnh nghĩa bóng, nói ngược để cốt cho các bạn thấy tiền sạch có lúc lại không sạch, tiền bẩn hóa ra là sạch. Vậy lên hãy trân trọng và ngắm nhìn cuộc sống nhiều hơn để có thể phân biệt được các góc cạnh, sự đa dạng của đời sống con người kinh tế - xã hội cũng như khám phá những tinh tế bên trong mỗi con người chúng ta.

 

Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả Cù Văn Trung

Tags
Hình ảnh hoạt động của chúng tôi
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh 58
Ảnh 57
Ảnh 56
Ảnh 55
Ảnh 54
Ảnh 53
Ảnh 52
Ảnh 51
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
anh 50
anh 49
anh 48
anh 47
anh 46
anh 45
anh 44
anh 43
anh 42
anh 41
anh 40
anh 39
anh 38
anh 37
anh 36
anh 35
anh 34
anh 33
Anh 32
Anh 31
Anh 29
Anh 28
Anh 27
Anh 26
Anh 25
Anh 24
Anh 23
Anh 22
Anh 21
Anh 20
Anh 19
Anh 18
anh 14
anh 17
anh 16
anh 15
anh 13
anh 12
anh 11
anh 10
ảnh 16
anh 1