Logo
phone
Hotline: 0867.819.698
phone
Hotline: 0396.921.343
TS. Cù Văn Trung
TS. Cù Văn Trung
TS. Cù Văn Trung, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Công ty Cổ phần Tư vấn và đào tạo giáo dục, cho rằng, giáo dục cần trang bị cho người học những kiến thức, kỹ năng, thái độ... để tham gia tích cực và có trách nhiệm trong một thế giới đang thay đổi từng ngày.
Hành trình đi tìm cái đẹp
27/11/2023
icon-zalo

Có những sự bắt gặp đến kỳ lạ giữa cuộc đời và phim ảnh. Ngày còn bé hẳn ai trong chúng ta đều đã xem bộ phim “Tây du kí”, trong đó có chi tiết Tôn Ngộ Không vì khó giải quyết một sự cố gặp trên đường phò tá sư phụ đi lấy kinh nên đã về hỏi Thầy cũ. Nhân vật ấy trở lại chốn xưa, cảnh cũ tuy vẫn còn mà Thầy dạy nay không thấy, một nỗi buồn miên man hoài niệm khiến người xem ai cũng chạnh lòng. Khi chưa rơi vào tình huống như thế, tôi cũng như các bạn đều không cảm nhận hết được tâm trạng của nhân vật trong cảnh phim.

 

Không gian tĩnh mịch, yên gắng gợi nhớ về con người mẫn tiệp đã ra đi

 

Như một sự tình cờ ngẫu nhiên, trong một khoảng khắc của buổi sáng đầu thu Hà Nội, tôi ghé thăm ngôi nhà của một học giả nổi tiếng đã mất. Con người ấy chưa từng dạy tôi buổi nào nhưng từ tận đáy lòng mình tôi đã tự coi ông là Thầy. Chính trong các tác phẩm của mình, ông cũng đã từng đề cập không dám nhận ai là trò. Nhưng bằng những giá trị, quan điểm về các lĩnh vực của cuộc sống mà ông thể hiện qua các cuốn sách mà ông đã xuất bản khiến ông sống mãi, tồn tại dai dẳng trong đời sống tâm hồn của bất cứ ai đã vô tình ngưỡng mộ và quý trọng ông.

 

Ngày ông còn sống, mặc dù đã được nghe đến tên tuổi và biết nơi ông ở, tôi vẫn không tìm đến để gặp gỡ, trao đổi. Cơ sự là vì ngày ấy tôi vẫn còn mãi mê làm kinh tế và chủ yếu nữa là mình cũng còn quá bé nhỏ, hiểu biết chưa lên tầm nên không đủ sự tự tin để tiếp cận con người này. Càng trưởng thành, càng lớn khôn, tôi có thời gian đọc và tìm hiểu những quan điểm, giá trị của ông thông qua những cuốn sách ông viết. Chính từ việc đọc những tác phẩm ấy đã giúp tôi vững vàng, tự tin hơn trong hành trình phía trước của cuộc đời.

 

Hai toà biệt thự là nơi ở của học giả trong bài viết và cũng là địa điểm công ty ông

 

Cơ duyên bỗng một ngày tôi tìm đến nơi ông ở khi ông không còn là nhân dịp một nhân vật chính trị cũng khá nổi tiếng, gai góc dính vào lao lý. Bằng tất cả sự sâu chuỗi từ các kiến thức thu nhận mà ông để lại, tôi phỏng đoán được một số nguyên nhân khiến nhân vật ấy rơi vào thảm kịch, là nạn nhân mắc kẹt của tình thế đương thời. Chính từ những chấp chới, vấn vương và bộn bề nhiều suy nghĩ cùng rằng sau khi ông mất những người cộng sự và thư kí của ông có còn lưu giữ thêm những gì mà ông chưa kịp thời xuất bản nữa không. Đó là lý do tôi có mặt tại nhà ông vào một buổi sáng mùa thu mà trong lòng đầy man mác.

 

Từ cổng vào là hàng cau xanh, cao thẳng thướng, sau khi bày tỏ nguyện vọng được gặp thư kí cũ của ông, tôi được người trực ban hẹn chờ ở phòng thư viện. Người bảo vệ dẫn tôi đi vào tòa dinh thự phía trong rồi bật đèn phòng chờ. Những hàng sách còn in dấu thời gian, giữa không gian yên ắng của căn phòng rộng có kê hàng ghế kiểu ngồi họp cùng với bức ảnh chân dung của ông được treo phía trên tường, sau lưng ghế chủ tọa. Tôi từ tốn ngắm nhìn ông, nhẹ nhàng nâng những bước chân như người rón rén trước một nơi đầy vẻ thâm trầm, nơi in nhiều bóng hình của vị học giả mẫn tiệp.

Tác giả ngồi chờ thư kí cũ của vị học giả trong niềm thương nhớ khôn nguôi

 

Chờ đợi mãi chưa thấy người thư kí cũ của ông đến, tôi mon men một cách từ tốn và lễ phép đi dạo qua căn nhà kế bên với dáng vẻ kiến trúc Phương Tây, đấy cũng là một dinh thự để đón tiếp khách quốc tế và là nơi làm việc của công ty ông. Tổng khuôn viên này khá rộng lớn giữa lòng Hà Nội trong một con ngõ nhỏ của Phố Thái Hà giàu có, sầm uất. Tôi đi đến các căn phòng tầng một của tòa nhà ấy và các cánh cửa đều vẫn mở. Tầng trên là các nhân sự của công ty vẫn miệt mài làm việc trước màn hình máy tính. Như một phép lịch sự của người khách lạ, tuyệt nhiên tôi không thể vô lễ để đi lên các tầng trên. Từng góc phòng, từng nơi, từng chỗ của tầng 1 tòa nhà đều khiến tôi xúc động bởi nơi đó có hình bóng ông đã đi, đã ngồi, đã tiếp xúc với rất nhiều người. Tôi mạn phép ngồi nhẹ trên ghế showpha của khách, ngắm nghía bức tranh sơn dầu vẽ về ông và một số bức tranh khác miêu tả phong cảnh nào đó ở Châu Âu.

 

Phòng tiếp khách quốc tế của vị học giả

 

Sau khi dạo một vòng đầy chậm rãi và thư thả, tôi quay về phòng thư viện trầm tịch ngồi chờ chị thư ký cũ của ông như đã hẹn. Cuối cùng chị cũng đã tới, hai chị em tôi đã có cuộc trao đổi hơn một giờ đồng hồ với rất nhiều câu chuyện về con người đáng kính và đầy ngưỡng mộ ấy. Tôi được hiểu hơn về tình cảm, lối sống cũng như các tình huống ngoài lề không được đề cập trong các cuốn sách mà ông viết. Khi trời đã gần điểm 12h cũng là lúc tôi phải đi công chuyện và cũng là vừa cho một buổi gặp gỡ ban đầu với chị thư kí. Tôi xin phép ra về rồi hẹn sẽ có dịp đến thăm sau.

 

Thiết nghĩ rằng, mỗi người hãy tìm cho mình một điển hình, một khuôn mẫu chuẩn mực để noi theo, thực hành. Bản thân tôi ngày càng ý thức được việc phải phát triển mình hơn nữa, tìm kiếm một hình mẫu phù hợp nên tôi luôn hướng về người mình đã chọn. Cũng chính từ sự “cô đơn” trước các vấn đề chính trị, xã hội của đời sống mà tôi khó lòng chia sẻ với người khác và đôi khi cũng không có ai để chia sẻ thì tôi lại nhớ về ông. Nhớ về ông nhưng không gặp được ông, không thấy ông càng làm tôi thêm cô quạnh, da diết. Tôi viết những điều này để dành cho mình, để giãi bày nhằm vơi đi những nỗi buồn man mác. Đặc biệt là sau khi từ nhà ông về tôi lại càng miên man nhiều suy nghĩ, biết đâu cũng có ngày nào đó, một người nào đó cũng trên con đường hành trình tìm kiếm lẽ phải, tìm kiếm sự hoàn thiện cho mình cũng có tâm trạng như tôi và đọc được bài tôi viết thì càng thêm vũng vàng và điểm tựa để xoa dịu nỗi cô đơn. Có thể thấy, nỗi lòng của những người tha phương, hành khất trên con đường đi tìm chân lý, tìm vẻ đẹp trí thức và hoàn thiện bản thân mình tuy cũng có lúc cô đơn, lẻ bóng nhưng vẫn sẽ có những người Thầy, người bạn đang ẩn khuất một cách vô hình và hữu hình động viên ta.

Tags
Hình ảnh hoạt động của chúng tôi
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh 58
Ảnh 57
Ảnh 56
Ảnh 55
Ảnh 54
Ảnh 53
Ảnh 52
Ảnh 51
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
anh 50
anh 49
anh 48
anh 47
anh 46
anh 45
anh 44
anh 43
anh 42
anh 41
anh 40
anh 39
anh 38
anh 37
anh 36
anh 35
anh 34
anh 33
Anh 32
Anh 31
Anh 29
Anh 28
Anh 27
Anh 26
Anh 25
Anh 24
Anh 23
Anh 22
Anh 21
Anh 20
Anh 19
Anh 18
anh 14
anh 17
anh 16
anh 15
anh 13
anh 12
anh 11
anh 10
ảnh 16
anh 1