
Báo chí nói về Chúng tôi

Những câu chuyện khởi nghiệp thành công giúp truyền động lực cho bạn.
TƯ DUY KHU VỰC - TẦM NHÌN QUỐC TẾ
Trong chuyến công tác lần này của TS. Lê Anh Vân, Thường trực phụ trách Khoa Luật và Quản lý Nhà nước - Đại học Thái Bình Dương nằm trong mục tiêu như vậy. Với địa chí địa lý nằm ở khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, Đại học Thái Bình Dương nói chung và Khoa Luật - Quản lý Nhà nước nói riêng tọa lạc ở tp.Nha Trang - Khánh Hòa vô cùng tiềm năng và có dư địa cực kỳ lớn để phát triển. Đặc biệt, nguồn lực về con người trong tỉnh và các vùng lân cận rất dồi dào. Có thể đánh giá hiện nay nguồn lực nơi đây đang ở “giai đoạn vàng” rất cần được đào tạo, khai thác nhằm phục vụ vào sự phát triển của địa phương cũng như liên vùng, liên khu vực trong và quốc tế.
Với tầm nhìn, tư duy như vậy Khoa Luật và Quản lý Nhà nước đã thực hiện những bước đi rất đột phá, mạnh dạn mở rộng hợp tác, mời gọi các nhà khoa học đầu ngành, chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực luật học, khoa học quản lý và truyền thông, báo chí, từng bước nâng tầm vị thế, uy tín Khoa và đơn vị đào tạo. Qua đợt trải nghiệm thực tiễn vừa rồi trong chuyến công tác cùng TS. Lê Anh Vân từ Khánh Hòa ra Hà Nội, người viết có dịp gặp gỡ, chuyện trò và trao đổi với nhiều chuyên gia rất có “kích cỡ” trong lĩnh vực như đã nêu. Đó thực sự là những nhân vật có sự ảnh hưởng không chỉ trong lĩnh vực chuyên môn mà còn cả trong hệ thống tư pháp nước nhà. Tôi cho rằng đến với những cá nhân như vậy ngoài sự cầu thị còn có sự nỗ lực và dũng cảm của người mang khát vọng phát triển Khoa, nhà Trường. Bởi nếu không có một tấm lòng, một tâm thế vững chắc và những khát khao về một địa chỉ ươm mầm những hiền tài cho khu vực và vươn tầm quốc tế thì những người như TS. Lê Anh Vân không dám dấn thân, trăn trở và cố gắng tiếp cận một số cá nhân như thế.
Viện Trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Các Vấn đề Xã hội tiếp TS. Lê Anh Vân
Trong một lần chở ông anh cũng ở miền Trung lên tỉnh Hòa Bình công tác, chạy trên cao tốc Láng – Hòa Lạc bỗng có một siêu xe vụt qua, ông anh tôi trầm trồ, ngưỡng mộ. Tôi nói với anh rằng, phải có những con người sang trong những chiếc xe sang, có người to trong những căn nhà to. Ở chúng ta vẫn còn ít những cá nhân như thế, mà lại nhiều điều ngược lại. Có câu chuyện vào những thập niên 90 của thế kỷ trước, khi đưa các con của mình đi chơi, người cha đã dẫn các con vào một khách sạn lớn ở Sài Gòn lúc bấy giờ để mua kem. Ngày đó, kem ở khách sạn là rất đắt đỏ và hiếm, người vợ thấy vậy bảo sao anh hoang phí vậy. Ông ấy nói với vợ rằng đó là ông ta đang dạy các con của mình không được khiếp sợ sự sang trọng, khiếp sợ vật chất và bất cứ sự hoàng nhoáng nào. Và sau này ông ấy là một đại gia, doanh nhân và học giả nổi tiếng. Là một người đã từng đọc các bài phỏng vấn của nhà báo Xuân Ba (Báo Tiền Phong), các tác phẩm của nhà văn Tạ Duy Anh, nhà văn Thiên Sơn về tầng lớp thượng lưu, về các đại gia… bản thân tôi là người tạm xếp vào hàng ngũ trí thức khi có học vị Tiến sĩ nhưng khi gặp những cá nhân như vậy, tôi cũng không khỏi ngỡ ngàng, choáng ngợp bởi sự sang trọng, đủ đầy của họ. Những cây cảnh. Cây cổ thụ quý hiếm đắt tiền, bộ ghế bàn ghế, Sôpha Tân Cổ điển, Đồng hồ quả lắc độc đáo, lối đi quanh dinh thự rộng hàng trăm mét vuông... Quan trọng hơn cả là người ta “to và lớn” là bởi có “người to, người lớn” thực chất trong những căn nhà lớn, dinh thự lớn. To và lớn ở đây bao hàm tất cả các chiều cạnh, không chỉ về mặt vất chất mà quan trọng hơn chính là họ là những nhà trí thức, mang chất lượng học giả và là những nhà chuyên môn, chuyên gia của ngành.
Phát huy và khai thác được đội ngũ những người như vậy cần độ khéo léo, kiên trì thủ thỉ, mời mọc của những người làm chương trình giáo dục và đạo tạo hiện nay. Điều này thể hiện người Việt nói chung và Khoa Luật, Quản lý nhà nước, Đại học Thái Bình Dương nói riêng đã biết “ăn những trái chín” của những người thành đạt. Người ta nói rằng tuổi 60 trở đi của những nhà khoa học, những nhà chuyên môn mới là giai đoạn “con tằm nhả tơ” mang hàm ý như thế. Giáo sư Ngô Bảo Châu đã một lần nêu nên quan điểm về việc tránh “hôn nhân cận huyết”, tức là các Khoa và không ít trường hàng năm vẫn giữ lại một số sinh viên xuất sắc để tạo nguồn cho thế hệ giảng viên tương lai. Điều ấy lâu dần trở thành nơi khu trú, biệt lập với bên ngoài. Các cơ sở đào tạo cần có sự vào ra, trao đổi và là sân chơi hết sức đa dạng đối với tất cả các đối tượng, lực lượng gồm nhà quản lý, nhà hoạt động thực tiễn, nhà nghiên cứu, học giả, diễn giả... thì mới hấp dẫn được học sinh, sinh viên và học viên cao học, nghiên cứu sinh.
TS. Lê Anh Vân trong một lần thăm và mời các chuyên gia tại Hà Nội.
Ngoài ra, tôi còn nhận ra rằng, đến với những cá nhân như vậy ngoài tấm lòng, sự đàng hoàng thì còn nên có chút học vấn, tri thức để dễ dàng đối thoại, trao đổi về những câu chuyện mà người ta thao thức, trăn trở. Bởi số lượng những cá thể “khủng long” như thế là chưa nhiều trong đời sống xã hội chúng ta, họ đã vượt lên những lo toan, suy nghĩ đời thường mà ngẫm nghĩ về các vấn đề của thượng tầng kiến trúc. Trong lúc trò chuyện vui vẻ, tôi có hỏi rằng, với sự suy tưởng thường xuyên về đất nước, về xã hội thì các Thầy sẽ bộc bạch, thổ lộ nơi đâu, chỗ nào. Những “đại gia” (người lớn) ấy trả lời rằng: gặp gỡ bạn bè, chia sẻ với tri kỉ, viết bài. Thậm chí, tâm sự với các em thế này cũng làm trẻ hóa, tưới tắm đời sống tinh thần của thế hệ họ. Phân tích như thế để thấy rằng, họ cũng có những nỗi niềm, cũng có những khát khao và thao thức vì con người, vì đất nước. Nếu có không gian, có môi trường và có những con người phù hợp thì họ sẽ “trải tấm lòng” (được lời như cởi tấm lòng), một đặc trưng rất phổ biến của giới trí thức. Đó cũng là sự thuận lợi để những người trẻ, những người làm công tác giáo dục như TS. Lê Anh Vân tin tưởng vào sự thành công trong lộ trình vì những mục tiêu phát triển của Khoa và Nhà trường. Qua quan sát tôi cũng nhận ra những sự thiếu hụt, những hạn chế về một số khía cạnh của những đối tượng số ít ấy. Tôi thẩm định, trải nghiệm lại những quan điểm đã trao đổi và tôi tôn thờ sự sáng tạo về của nhân dân, của người lao động.
Tóm lại, với tư duy khu vực - tầm nhìn quốc tế, cần thiết hơn nữa có thật nhiều những người như TS. Lê Anh Vân và hiến dâng, “tận nhân lực” của những có “kích thước” như những chuyên gia, các nhà hoạt động thực tiễn, quản lý trong sự nghiệp chung của quá trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho dải đất miền Trung tươi đẹp và khu vực phía Nam của đất nước. Có thể khẳng định quá trình xây dựng và phát triển nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong tương lai cần rất nhiều công dân có hiểu biết về luật pháp, về quản lý hành chính, nhà nước, quản trị địa phương, hành chính văn phòng, quản lý xã hội, xã hội học đô thị, xã hội học nông thôn... Do đó, chúng tôi hi vọng với những cách thức làm mới, phương pháp liên minh, liên kết và sự cộng hưởng, cộng tác giữa những nhà khoa học, nhà quản lý, đơn vị đào tạo, chắc chắn chúng ta tiệm cận thật sát, thật khớp với các đòi hỏi của đời sống kinh tế - xã hội, góp phần vào đưa đất nước ta phát triển ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

