Logo
phone
Hotline: 0867.819.698
phone
Hotline: 0396.921.343
TS. Cù Văn Trung
TS. Cù Văn Trung
TS. Cù Văn Trung, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Công ty Cổ phần Tư vấn và đào tạo giáo dục, cho rằng, giáo dục cần trang bị cho người học những kiến thức, kỹ năng, thái độ... để tham gia tích cực và có trách nhiệm trong một thế giới đang thay đổi từng ngày.
Kinh nghiệm giúp bạn trẻ vượt khó thời khủng hoảng kinh tế
03/11/2023
icon-zalo

    Thời gian gần đây, qua các trao đổi, giao tiếp và trò chuyện với một số người bạn của mình ở Hà Nội, Sài Gòn…tôi nghe được những kêu ca, phàn nàn về sự ảm đạm, khó khăn trong làm ăn, kinh doanh buôn bán. Cũng có người khi bảo trông tôi chẳng có chút lo âu, suy nghĩ mà luôn có sự phấn chấn, tươi vui. Có lẽ vì bản tính tôi hay nói, hay cười, thích “chém gió, tán chuyện”, chia sẻ về các khía cạnh của xã hội nên thần sắc hay giữ được sự ổn định, nền nã. Nhưng sâu xa hơn cả là vì tôi đã đọc được một số chỉ dẫn quan trọng từ trong sách, báo về giải quyết bài toán khi đời sống kinh tế bị khủng hoảng. Bài viết này cũng là dịp để tôi chia sẻ, củng cố và động viên cho tâm trạng nao núng của một số bạn trẻ hiện nay. Nếu ai thấy hữu ích thì đọc tiếp, còn người nào “đại gia” rồi thì xin cũng tham khảo chơi. Nhưng dù gì cũng sẽ là cần thiết, có thể là không nhiều với mọi người nhưng với một cá nhân đang khủng hoảng thì nó lại như điểm tựa tinh thần, cái phao cứu cánh trước thời buổi chới với này.

 

    Thực ra trong bối cảnh kinh tế suy thoái, mọi thứ giao dịch, buôn bán chững lại, nhu cầu tiêu dùng của người dân và các tầng lớp trong xã hội không còn sôi động như trước, khiến không ít người trong chúng ta thấy chấp chới, lo lắng thậm chí là bất an. Đây cũng là tâm lý phản xạ thường thấy của mỗi người trước những biến động của cuộc sống. Và nó là thực trạng chung, vì thế những bạn trẻ hãy coi điều này như là một sự trải nghiệm, một giai đoạn để đo đếm năng lực, sức bền, sự chịu đựng của tất cả các giác quan của mình. Cũng là ý nghĩa và vi diệu cho con người khi được biết thế nào là đói một tí, nghèo một tí, khổ một tí, bên các bờ vực để hiểu “cái thằng mình” ra sao. Biết đâu chính từ trong cái thế bí, cái rối lại nảy sinh được sức bật lạ thường và sau này chúng ta can trường, bản lĩnh hơn, không còn sợ bất cứ các vật cản, trở ngại nào trên con đường tiến tới thành công.

 

 

    Hiện có rất nhiều lời khuyên, nhiều cuốn sách khích lệ các bạn trẻ phải năng động lên, lao ra ngoài xã hội, khởi nghiệp mạnh mẽ và đặt ra các mục tiêu cho mình thay vì ở một chỗ mà an phận, phàn nàn. Nguồn cảm hứng đó thổi vào cho chúng ta nhiều năng lượng và có đôi lúc muốn nhấc chân, bật dậy để tiến hành ngay các dự định, ý tưởng của mình. Tuy nhiên, cần xác định được rằng, đó là một quá trình dài hơi với một sự hiểu biết, bản lĩnh chắc chắn và mục tiêu kiên định rõ ràng. Đồng thời còn phải có nhiều kĩ năng rất khoa học và thực hành các thói quen tốt. Những kĩ năng gì và thói quen nào, tôi sẽ chia sẻ trong các bài viết sau từ các nguồn tài liệu mà tôi biết.

 

    Còn về ngắn hạn và việc cần làm ngay là các bạn phải giữ vững được tâm thế hiện tại, bình tĩnh, an nhiên (làm rõ ở đoạn sau), duy trì và kết nối thật chặt chẽ với các mối quan hệ truyền thống và mở rộng giao lưu với các mối quan hệ tương lai. Trong thời buổi của kinh tế chia sẻ, kinh tế cộng hưởng thì sự co mình, cầm chừng mà thiếu tính liên lạc, đan xen các hoạt động gặp gỡ, bàn thảo thì vô hình chung càng ngày càng mất đi các nguồn lực để phát triển. Tranh thủ mọi điều kiện có thể để có mặt trực tiếp với những người mình muốn gặp, những bạn bè cùng quan điểm làm ăn và các đối tác trong nghề. Trong mỗi chúng ta luôn có sức ì và độ quan liêu nhất định, lâu không đi ra khỏi văn phòng là lười, lâu không gặp đối tác, bạn hàng là sẽ chỉ muốn ngồi bàn giấy, công văn, emai và gửi file, bản mềm. Kết hợp nhuần nhuyễn giữa làm việc online và ofline để tránh cồng kềnh, xa rời cuộc sống là một phương pháp hết sức chú ý. Những người hiểu chúng ta, biết rõ chúng ta rồi thì đỡ còn những người chưa có dịp trò chuyện, trao đổi thì có lẽ họ sẽ chưa sẵn lòng hợp tác nếu Profile của các bạn không có gì dày dặn, đặc biệt.

 

    Trung Quốc xưa kia có Lý Bạch và Đỗ Phủ, hai nhân vật được biết tới với việc “quán chiếu tâm hồn vào trong”, tự tìm cho mình niềm vui tĩnh tại, thả hồn với thiên nhiên, cảm nhận cái đẹp trước cuộc sống, câu cá, uống rượi, làm thơ. Đôi lúc khi chúng ta bất lực, không làm được gì thì cũng nên buông lỏng cái thân thể như thế cho nhẹ nhàng. Tuy nhiên tránh lạm dụng và duy trì thường xuyên tình trạng này bởi nó sẽ thiêu đốt nghị lực, sức trẻ và bản lĩnh sống của người trẻ. Thêm vào đó, câu nói “Tri túc”, tức là “Biết Đủ” cũng là khẩu hiệu để mỗi người lẩm nhẩm vào những lúc mà mọi sự cố gắng của mình chưa tạo nhiều sự chuyển biến lớn lao, tình thế bên ngoài đang đầy ắp khó khăn. Tôi từng đọc mẩu chuyện được in thành sách từ chương trình “Cất Cánh” mà VTV3 đã lên sóng về một cô gái đường phố nỗ lực học tập, ra nước ngoài thi triển tài năng nhưng thay vì có cơ hội ở lại trời Tây thì người phụ nữ này về nước và đang làm tất cả vì trẻ em đường phố, vì cộng đồng phi lợi nhuận, đối mặt với rất nhiều khó khăn về tài chính, chạy ăn từng bữa cho tụi nhỏ nhưng cô ấy luôn ánh nên vẻ đẹp của niềm vui. Bởi theo quan niệm của Cô thì“chỉ riêng được làm những điều mình thích và trả lại ân huệ cho đời (cô từ đứa bé nghèo khổ vươn lên) thì ngay cả thở cũng cảm thấy an nhiên”. Đọc xong tôi thấy rằng, đúng là chỉ cần được thở, được sống an toàn và làm những gì mình thích đã là rất hạnh phúc.  Chầm chậm cảm nhận động tác thở trong lồng ngực và đôi cánh mũi của mình là cũng cảm thấy thật an nhiên.

 

    Sau khi viết xong những dòng này, tôi rời khỏi quán café và đi ăn trưa, trong lúc ngồi chờ đồ tới, ngắm nhìn đường phố. Tôi để ý những top bạn trẻ, những người làm công sở với khuôn mặt rạng rỡ, áo quần bảnh bao đang đi lại trên hè phố, lòng đường tìm quán ăn trưa. Lòng chợt nghĩ, có thấy khủng hoảng hay khó khăn như một số người kêu đâu nhỉ, hay mình võ đoán, nghĩ sai về thời cuộc. Thôi thì lỡ viết rồi thì cứ đăng, biết đâu lại có ích cho một, hai người đang trong cơn bĩ cực. Chia sẻ kinh nghiệm và quan điểm về một điều tốt lành mà miễn phí thì cũng khiến mình thấy có ích với cuộc sống này.

 

    Vì dung lượng từ ngữ cho một bài đăng tải trên Web có hạn, tránh dài, đọc mệt cho các bạn nên trong bài viết này tôi chỉ chia sẻ một ý như vậy, còn để có làm ăn ra sao, tìm kiếm công việc thế nào, bí quyết để thành công và thành danh…nữa, tôi sẽ tiếp tục lần tìm, trích dẫn, lược khảo kinh nghiệm của những doanh nhân, học giả để đăng lên trong các bài viết sau. Mong các bạn đón chờ.

 

Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả Cù Văn Trung

Tags
Hình ảnh hoạt động của chúng tôi
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh 58
Ảnh 57
Ảnh 56
Ảnh 55
Ảnh 54
Ảnh 53
Ảnh 52
Ảnh 51
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
anh 50
anh 49
anh 48
anh 47
anh 46
anh 45
anh 44
anh 43
anh 42
anh 41
anh 40
anh 39
anh 38
anh 37
anh 36
anh 35
anh 34
anh 33
Anh 32
Anh 31
Anh 29
Anh 28
Anh 27
Anh 26
Anh 25
Anh 24
Anh 23
Anh 22
Anh 21
Anh 20
Anh 19
Anh 18
anh 14
anh 17
anh 16
anh 15
anh 13
anh 12
anh 11
anh 10
ảnh 16
anh 1