Logo
phone
Hotline: 0867.819.698
phone
Hotline: 0396.921.343
TS. Cù Văn Trung
TS. Cù Văn Trung
TS. Cù Văn Trung, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Công ty Cổ phần Tư vấn và đào tạo giáo dục, cho rằng, giáo dục cần trang bị cho người học những kiến thức, kỹ năng, thái độ... để tham gia tích cực và có trách nhiệm trong một thế giới đang thay đổi từng ngày.
Tháng 11 nghĩ về nhà giáo
06/11/2023
icon-zalo

Một buổi sáng mùa thu Hà Nội trong veo và mát mẻ, tôi nhận được lời mời café của người anh đã vài lần xã giao trong các cuộc liên hoan của ngành (Giáo dục). Bản thân tôi chắc bẩm anh ấy hẹn để bàn công chuyện. Quãng đường từ chỗ tôi di chuyển qua khu nhà anh ấy không xa nhưng là lần đầu tìm kiếm nên cũng vòng vèo mấy hồi. Hai anh em phấn chấn khi thấy nhau ở sảnh chung cư và khấp khởi đi nhanh sang bên đường đối diện rồi ngồi ở quán café yên ắng, bình dị. Vào viện sắc mặt anh vẫn còn vẻ xanh xao khi vừa trải qua cơn sốt xuất huyết, hiện giờ ở Hà Nội dịch này đang hoành hành dữ dội, nhiều người phải viện điều trị dài ngày. Cuộc trao đổi chậm rãi và thân tình của hai anh em về công việc, đời tư cũng như các quan điểm sống, nghề nghiệp. Như một lẽ tự nhiên của phép lịch sự cần thiết, tôi không hề đề cập tới lý do vì sao anh hẹn gặp. Chính điều đó lại càng khiến chúng tôi gác ra rìa những mưu cầu về lợi ích để có thể lắng nghe và chia sẻ với nhau một cách vô tư, hồn hậu. Qua lần gặp gỡ này, tôi cũng học được từ anh một số điều hữu ích.

 

Chi tiết làm tôi ấn tượng về anh giáo chín chắn, khuôn thước ấy, là sự kiên định đến bảo thủ không nhận tiền của sinh viên khi chúng nhờ vả qua môn hoặc chạy điểm hết kỳ. Như một phép thử của người em tương đối sắc sảo, tinh nhanh, tôi đưa cái nhìn trực diện khi anh kể chi tiết việc trả lại tiền cho chúng. Từ sự tự tin cùng lối nói tự nhiên đã thuyết phục được độ nhạy tinh thần và pha chiếu sát hạch bằng mắt từ tôi. Anh nói: “thực ra 1-2 triệu cũng quý và đúng hơn thì mình cũng thiếu” nhưng bằng chỉ dẫn của lẽ phải, của đời sống tinh thần đã không cho phép anh nhận lãnh số tiền đó. Ai cũng biết với sinh viên một vài triệu là cả số tiền chi tiêu cả tháng của các em. Nếu phải dùng số tiền đó vào một việc khác thì có em phải thắt lưng buộc bụng, nhịn ăn trừ bữa. Ngoài ra, từ thực tế giảng dạy, anh chứng kiến không ít sinh viên nghỉ học dài ngày. Trong khả năng cho phép và điều kiện có thể anh vẫn cố gắng tìm hiểu và chuyện trò riêng từng bạn nhằm động viên các em đừng bỏ học. Bởi theo anh nếu chúng còn lên giảng đường thì phía trước là con đường mở nhưng một khi bỏ học giữa chừng thì tương lai của các em bị chặn đứng. Nếu không có tấm lòng rộng mở và sự giang tay cứu rỗi những sinh viên bồng bột, trong những phút sốc nổi (bỏ học) thì thử hỏi sau này khi các em ấy trưởng thành đã không phải oán thán, xót xa trách móc bởi sự vô tâm của người lớn.

 

Tác giả Cù Văn Trung trong một lần đến thăm Thầy giáo cũ

 

Trước thực trạng một số thầy/cô hiện nay còn vất vả với cuộc sống mưu sinh, phải lên lớp nhiều giờ và nhận lĩnh đồng lương chưa lớn. Gần đây báo chí nêu đích danh một Phó Giáo sư, Tiến sĩ Toán học phải bán các công trình nghiên cứu của mình để kiếm tiền cho chúng ta thấy thực tế rất xót xa với những nhà giáo đang chật vật với nghề. Nhưng bằng cách nào đó, họ đã không động chạm tới các món tiền của những thế hệ sinh viên đầu đời mà cố gắng “gọ gạch” từ các nguồn có thể  chấp nhận được. Chúng ta trân trọng những nhà giáo biết giữ mình, có đạo đức trong sáng với học trò hơn là  khoét sâu vào cách mà họ xoay xở để kiếm thêm thu nhập. Xã hội lại càng lên án khi mới đây thông tin nguyên Phó Khoa của Đại học Cảnh sát mua dâm người dưới 18 tuổi. Đó là sự vi phạm nghiêm trọng “chỉ giới” đạo đức người thầy, làm hen uế hình ảnh tốt đẹp nhà giáo, đi ngược lại với kỳ vọng của người dân và xã hội về người thầy trong xã hội hiện đại. Sự trả giá của pháp luật sẽ thích đáng đối với một cá nhân suy thoái như thế. Và bia miệng người dân sẽ mãi “gọi tên anh” như một lời răn về cái xấu núp danh người thầy.

 

Chúng tôi may mắn được đào tạo hệ cử nhân 4 năm liền không biết tới việc đi Thầy, đi Cô với phong bì, phong bao. Được học tập tại ngôi trường có những nhà giáo như thế, chúng tôi giữ nguyên vẹn sự tinh khiết của tuổi trẻ, của đời sống tinh thần và tâm hồn không bị đứt gãy. Chúng tôi biết ơn những năm tháng tươi đẹp khi mới bước chân từ thôn quê về thị thành học tập. Sau nhiều năm ra trường và đi làm, hình ảnh về ngôi trường Đại học với các thế hệ Thầy Cô nơi đó là một sự tròn trịa tươi đẹp khi chúng tôi nghĩ về. Càng ngày chúng tôi càng hiểu rằng với bất cứ ai thì họ cũng đều là con người nguyên nghĩa, mỗi ngành, mỗi nghề đều mang một dáng vẻ, một cái tên mà nếu gọi thông thường là phân công lao động trong xã hội. Tuy nhiên, tựu chung lại đó chính là việc thực hiện công việc trong các giai đoạn khác nhau của đời một con người. Xin được trích đoạn ngắn trong cuốn sách tôi từng đọc“làm gì có nhà báo, nhà giáo, nhà chính trị…mà chỉ là những giai đoạn khác nhau của con người để quán xuyến các công việc khác nhau của đời người”. Như vậy để thấy rằng, lột bỏ tất cả những thứ khoác lên danh hiệu của một con người cụ thể thì họ vẫn tròn trĩnh là một cá nhân với đầy đủ các biểu hiện đời thường mà ai cũng có. Hiểu được điều này giúp chúng ta cảm thông hơn với những cố gắng trong cuộc sống, công việc của những nhà giáo, cảm phục, yêu mến họ hơn vì sự đức độ, giữ mình của biết bao người Thầy, người Cô đang công tác trong ngành giáo dục. Một số hiện tượng tiêu cực và số ít các thành phần vi phạm là không nhiều, không đáng để chúng ta bàn cãi, tranh luận.

 

Thay cho lời kết, tôi lấy nguyên tiêu đề của một cuốn sách nhằm gửi tới những người Thầy, người Cô và tất cả những ai đang làm trong lĩnh vực giáo dục thông điệp “con người là tinh hoa của nhau nhằm chúc những nhà giáo mạnh khỏe, hạnh phúc, luôn“chân cứng đá mềm”, góp phần làm nảy nở tinh hoa của con người chúng ta ngày càng thêm rực rỡ.

Tags
Hình ảnh hoạt động của chúng tôi
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh 58
Ảnh 57
Ảnh 56
Ảnh 55
Ảnh 54
Ảnh 53
Ảnh 52
Ảnh 51
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
anh 50
anh 49
anh 48
anh 47
anh 46
anh 45
anh 44
anh 43
anh 42
anh 41
anh 40
anh 39
anh 38
anh 37
anh 36
anh 35
anh 34
anh 33
Anh 32
Anh 31
Anh 29
Anh 28
Anh 27
Anh 26
Anh 25
Anh 24
Anh 23
Anh 22
Anh 21
Anh 20
Anh 19
Anh 18
anh 14
anh 17
anh 16
anh 15
anh 13
anh 12
anh 11
anh 10
ảnh 16
anh 1