Logo
phone
Hotline: 0867.819.698
phone
Hotline: 0396.921.343
TS. Cù Văn Trung
TS. Cù Văn Trung
TS. Cù Văn Trung, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Công ty Cổ phần Tư vấn và đào tạo giáo dục, cho rằng, giáo dục cần trang bị cho người học những kiến thức, kỹ năng, thái độ... để tham gia tích cực và có trách nhiệm trong một thế giới đang thay đổi từng ngày.
Hướng nghiệp phương pháp SMART là gì mà giúp học sinh hạn chế bỏ học, chuyển ngành?
14/12/2022
icon-zalo
Với sự thay đổi mạnh mẽ của thị trường lao động, vai trò của giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng ngày càng trở nên quan trọng. SMART là một trong số những biện pháp có thể được áp dụng trong hoạt động hướng nghiệp.
 
Phương pháp SMART là thiết lập những mục tiêu có thể đạt được để cải thiện kết quả, trở nên phổ biến trong nhiều lĩnh vực và cũng có thể được áp dụng đối với học sinh.
 
Cụ thể, để hạn chế đến mức thấp nhất việc phải bỏ học hay chuyển đổi ngành, phương pháp SMART nên được nghĩ đến trong công tác hướng nghiệp, phân luồng đặc biệt là ở cấp độ THCS.
 
Thế nào là SMART? Đó là cụm từ viết tắt của những từ tiếng Anh: Specific (cụ thể), Measurable (có thể đánh giá được), Achievable (có thể đạt được), Relevant (phù hợp) và Time-bound (có cột mốc thời gian cụ thể).
 
Học sinh tham quan xưởng thực hành của một trường đại học tại TP.HCM
 
Specific: Những mục tiêu cụ thể
Hiểu được những yêu cầu phẩm chất, năng lực của chính bản thân mình, việc làm sau khi học nghề đó chính là những mục tiêu cụ thể nên được hướng đến trong những năm phổ thông. Sở trường của mình là gì? Nếu yêu thích ngành nghề đó thì phải tập trung rèn luyện kiến thức và kỹ năng của những môn học nào? Khả năng tìm việc sau khi hoàn thành chương trình thế nào?… Những câu hỏi như thế phải được bản thân tự trả lời để tạo tiền đề cho những bước tiếp theo.
 
Measurable: Đánh giá phải được kiểm chứng bằng dữ liệu thực tế
Thông qua những hoạt động học tập, trải nghiệm để tự đánh giá năng lực thực tế của bản thân. Kỹ năng thực hành phải được chú trọng. Đánh giá năng lực thực sự quan trọng hơn lý thuyết đạt được. Đánh giá dựa trên kết quả học tập và rèn luyện chứ không dựa vào niềm tin hay sở thích của chính mình hay ý muốn của cha mẹ. Đánh giá phải được kiểm chứng bằng dữ liệu thực tế để đảm bảo tính khả thi. Nếu cần thiết nên ghi nhận lại một cách có hệ thống kết quả đánh giá để hình thành nên dữ liệu cá nhân phục vụ cho việc chọn ngành nghề.
 
Achievable: Kỹ năng phải phù hợp với việc chọn ngành nghề
Khi tham gia những hoạt động tư vấn hướng nghiệp và phân luồng trong nhà trường, học sinh nên chú trọng đến câu hỏi: Tôi sẽ làm gì? Để từ đó hệ thống kiến thức và kỹ năng từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp theo sự hiểu biết của bản thân và tâm sinh lý lứa tuổi. Dù có khát vọng muốn khẳng định bản thân nhưng đừng nóng vội bởi việc học tập và rèn luyện phục vụ cho việc chọn ngành nghề trong tương lai là cả một hành trình dài với những mục tiêu đạt được theo từng giai đoạn.
 
Relevant:
Sự kết hợp giữa việc tự đánh giá năng lực bản thân qua việc rèn luyện và học tập cùng với những thông tin thu thập được từ nhà trường, phương tiện thông tin đại chúng sẽ giúp cho học sinh xác định được những ngành nghề nào khá phù hợp với bản thân. Tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá có phù hợp hay không đó chính là việc phát triển kiến thức và kỹ năng phải theo tự nhiên chứ không phải là các khái niệm trừu tượng hay nói một cách khác là kiến thức và kỹ năng phải phù hợp với việc chọn ngành nghề tương lai.
 
Học sinh tham gia hoạt động hướng nghiệp tại Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM
 
Time-bound: Phân bổ thời gian hợp lý
Có thể hình dung việc định hướng chọn ngành nghề như một cuộc chạy marathon, luôn xoay chuyển không ngừng và không dừng lại giữa chừng. Do đó, với sự trợ giúp của các thầy cô giáo và sự ủng hộ tích cực từ gia đình, chính bản thân học sinh, phải thiết lập nên chương trình hướng nghiệp của riêng mình và căn cứ vào đó để phân bổ thời gian hợp lý, tạo động lực và khả năng làm việc hiệu quả.
 
Hiện nay, chương trình giáo dục phổ thông mới dần được áp dụng và một trong những tiêu chí quan trọng là định hướng nghề nghiệp cho học sinh thông qua những hoạt động sư phạm mà hoạt động trải nghiệm là một minh chứng...
 
Để SMART thành công với học sinh, nhà trường cần phải thực hiện những việc sau đây: Thành lập tổ giáo dục hướng nghiệp trong với sự tham gia của những thầy cô có kinh nghiệm trong công tác tư vấn phân luồng; xây dựng chương trình giáo dục hướng nghiệp theo đặc thù riêng của trường và có tính chất liên thông theo từng khối lớp bên cạnh chương trình khung theo quy định của Bộ GD-ĐT; Ứng dụng mạng xã hội để khai thác, cung cấp những thông tin chính thống về tư vấn phân luồng, hướng nghiệp và khởi nghiệp cho học sinh và phụ huynh.
 
Một khi đã thẩm thấu dần SMART, học sinh sẽ phát huy được năng lực và phẩm chất bản thân để có được sự lựa chọn đúng hướng cho chính mình.
Tags
Hình ảnh hoạt động của chúng tôi
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh 58
Ảnh 57
Ảnh 56
Ảnh 55
Ảnh 54
Ảnh 53
Ảnh 52
Ảnh 51
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
anh 50
anh 49
anh 48
anh 47
anh 46
anh 45
anh 44
anh 43
anh 42
anh 41
anh 40
anh 39
anh 38
anh 37
anh 36
anh 35
anh 34
anh 33
Anh 32
Anh 31
Anh 29
Anh 28
Anh 27
Anh 26
Anh 25
Anh 24
Anh 23
Anh 22
Anh 21
Anh 20
Anh 19
Anh 18
anh 14
anh 17
anh 16
anh 15
anh 13
anh 12
anh 11
anh 10
ảnh 16
anh 1