Logo
phone
Hotline: 0867.819.698
phone
Hotline: 0396.921.343
TS. Cù Văn Trung
TS. Cù Văn Trung
TS. Cù Văn Trung, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Công ty Cổ phần Tư vấn và đào tạo giáo dục, cho rằng, giáo dục cần trang bị cho người học những kiến thức, kỹ năng, thái độ... để tham gia tích cực và có trách nhiệm trong một thế giới đang thay đổi từng ngày.

Thi chuyên viên chính và những thông tin bạn không nên bỏ lỡ

15/12/2022
icon-zalo

Chuyên viên chính là gì? 

Để thi chuyên viên chính thì trước hết chúng ta cần tìm hiểu và nắm rõ khái niệm chuyên viên chính là gì? Chuyên viên chính là chức danh công chức hành chính với những yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ cao về lĩnh vực trong cơ quan nhà nước, tổ chức hành chính từ cấp huyện trở lên đồng thời phải có trách nhiệm thực hiện một hoặc một số trách nhiệm thực hiện những nhiệm vụ phức tạp trong cơ quan, đơn vị, tham mưu…. 

Tiêu chuẩn để trở thành chuyên viên chính

Có những tiêu chuẩn như thế nào để có thể trở thành một chuyên viên chính ? Được văn bản pháp luật nào qui định ? Chúng ta cùng tìm hiểu thông qua bài viết này nhé !

Theo quy định tại thông tư 11/2014/TT- BNV quy định chi tiết cụ thể tại khoản 3, điều 6 thông tư như sau: 

  1. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
  2. a) Nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước; hệ thống chính trị, hệ thống tổ chức các cơ quan nhà nước, chế độ công vụ, công chức và các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ thuộc ngành, lĩnh vực quản lý;
  3. b) Chủ trì, tổ chức xây dựng hoàn thiện thể chế; chủ trì xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện; xây dựng các đề án, dự án, chương trình công tác; đánh giá tác động về kinh tế, xã hội đối với các chính sách chuẩn bị ban hành;
  4. c) Thành thạo kỹ năng soạn thảo văn bản hành chính theo đúng thể thức, quy trình, thủ tục và thẩm quyền; trình bày và bảo vệ được các ý kiến, nội dung đề xuất; giải quyết tốt các nhiệm vụ được giao theo dõi, quản lý
  5. d) Tổ chức hướng dẫn, thực hiện chế độ, chính sách, các quy định về quản lý nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực hoặc địa phương đang công tác; thực hiện, đề xuất các biện pháp kiểm tra, đánh giá;

đ) Tổ chức phối hợp, tổ chức kiểm tra, tổng kết thực thi chính sách theo ngành, lĩnh vực hoặc địa phương

  1. e) Nắm được tình hình và xu thế phát triển ngành, lĩnh vực công tác trong nước và thế giới; tổ chức nghiên cứu phục vụ quản lý và xử lý thông tin quản lý

Điểm g được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Thông tư 05/2017/TT-BNV:

“g) Đối với công chức dự thi nâng ngạch chuyên viên chính thì trong thời gian giữ ngạch chuyên viên hoặc tương đương đã chủ trì hoặc tham gia xây dựng, thẩm định ít nhất 01 văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp bộ, ngành hoặc cấp tỉnh, cấp huyện mà cơ quan sử dụng công chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng; đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu. Cụ thể như sau: 

– Có quyết định của người có thẩm quyền cử tham gia Ban soạn thảo hoặc Tổ biên tập văn bản quy phạm pháp luật mà cơ quan nơi công chức công tác được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng và đã được cấp có thẩm quyền ban hành. Trường hợp tham gia xây dựng văn bản mà theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật không bắt buộc cơ quan nơi công chức công tác được giao chủ trì phải thành lập Ban soạn thảo hoặc Tổ biên tập thì phải có văn bản giao nhiệm vụ chủ trì hoặc tham gia xây dựng của người có thẩm quyền. 

– Có quyết định của người có thẩm quyền cử tham gia Ban chỉ đạo, Ban chủ nhiệm, Ban soạn thảo hoặc Tổ giúp việc, Tổ biên tập, Tổ biên soạn đề tài, đề án, chương trình, dự án cấp Bộ, ngành hoặc cấp tỉnh, cấp huyện mà cơ quan nơi công chức công tác được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng và đã được cấp có thẩm quyền nghiệm thu hoặc phê duyệt. 

– Có văn bản giao nhiệm vụ của người có thẩm quyền về việc chủ trì hoặc tham gia xây dựng báo cáo thẩm định, thẩm tra, chỉnh lý văn bản quy phạm pháp luật, gồm: dự án Luật, Nghị quyết của Quốc hội, dự án Pháp lệnh, Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; Lệnh, Quyết định của Chủ tịch nước; Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện”.

Điểm h được sửa đổi bởi được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Thông tư 05/2017/TT-BNV:

“h) Có kinh nghiệm trong lĩnh vực hành chính, công vụ hoặc trong hoạt động lãnh đạo, quản lý. Công chức dự thi nâng ngạch chuyên viên chính phải có thời gian giữ ngạch chuyên viên hoặc tương đương từ đủ 09 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc), trong đó thời gian giữ ngạch chuyên viên tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng)”.

  1. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
  2. a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với chuyên ngành đào tạo phù hợp với ngành, lĩnh vực công tác

Điểm b được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Thông tư 05/2017/TT-BNV:

“b) Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính hoặc có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị – hành chính, thạc sỹ quản lý hành chính công, tiến sỹ quản lý hành chính công

Điểm c được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Thông tư 05/2017/TT-BNV:

“c) Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ đào tạo tiếng dân tộc thiểu số do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp đối với công chức đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số”

Điểm đ được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Thông tư 05/2017/TT-BNV:

  1. d) Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hoặc chứng chỉ tin học ứng dụng tương đương”.

Tiêu chuẩn để trở thành chuyên viên chính

 

Kế hoạch thi nâng ngạch chuyên viên chính

Đối tượng : Người dự thi là công chức hành chính theo quy định tại số 06/2010/ND-CP ngày 25/01/2010 của Chính phủ , quy định những người là công chức và thông tư 08/2011/TT-BNV ngày 2/6/2011 của Bộ nội vụ hướng dẫn một số điều của nghị định 06/2010  là công chức, đang giữ ngạch chuyên viên mã số 01.003, có đủ tiêu chuẩn, điều kiện để dự thi nâng ngạch công chức từ ngạch chuyên viên lên ngạch chuyên viên chính theo quy định; đang công tác tại các cơ quan hành chính thuộc, trực thuộc Bộ Nội vụ.

Những điều kiện và tiêu chuẩn để có thể dự thi :

  • Đơn vị sử dụng có nhu cầu 
  • Là những người được đánh gia , phân loại hoàn thành tốt nhiệm vụ trong năm 2019 ; có trong mình phẩm chất chính trị ; phẩm chất đạo đức tốt ; không nằm trong thời gian thi hành kỷ luật hoặc trong thời gian đang bị cơ quan có thẩm quyền xem xét xử lý kỷ luật; 
  • Đang giữ ngạch chuyên viên (mã ngạch 01.003hoàn thành tốt nhiệm vụ), có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận vị trí việc làm tương ứng với ngạch chuyên viên chính (mã ngạch 01.002); 
  • Đáp ứng yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ, đề tài, đề án và các yêu cầu khác về tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ đào tạo của ngạch chuyên viên chính (tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính được quy định tại Thông tư số 11/2014/TT-BNV, Thông tư số 05/2017/TT-BNV); đ) Công chức dự thi nâng ngạch chuyên viên chính phải có thời gian giữ ngạch chuyên viên hoặc tương đương từ đủ 09 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc), trong đó thời gian giữ ngạch chuyên viên tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng).

 

Nội dung và hình thức thi : 

Thí sinh sẽ phải trải qua tổng cộng 2 vòng thi :

  • Vòng 1 , thi môn kiến thức chung (thi trên máy tính , với 60 câu hỏi trong 60 phút ) và môn ngoại ngữ ( thi trên máy tính , với 30 câu hỏi trong 30 phút )
  • Vòng 2 , thi môn chuyên môn , nghiệp vụ ( thi viết , tổng thời gian 180 phút )

Điều kiện để miễn thi ngoại ngữ : Những trường hợp sau theo quy định sẽ được miễn thi phần thi ngoại ngữ :

  • 55 tuổi trở lên với nam, đủ 50 tuổi trở lên với nữ tính đến ngày 30/9/2020. 
  • Đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số được cơ sở đào tạo cấp theo thẩm quyền; 
  • Có bằng tốt nghiệp là bằng ngoại ngữ cùng trình độ đào tạo hoặc ở trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ quy định trong tiêu chuẩn của ngạch dự thi; 
  • Có bằng tốt nghiệp theo yêu cầu trình độ đào tạo hoặc ở trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ quy định trong tiêu chuẩn của ngạch dự thi học tập ở nước ngoài hoặc học bằng tiếng nước ngoài ở Việt Nam.

Hy vọng thông qua bài viết này các bạn có thể phần nào nắm rõ được về những quy định , điều kiện để có thể thi chuyên viên chính . Từ đó xác định rõ ràng được mục tiêu và phương pháp ôn thi một cách tốt nhất . Mọi thông tin thêm về chương trình thi chuyên viên CVC bạn đều có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp một cách tốt nhất :

Hình ảnh hoạt động của chúng tôi
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh 58
Ảnh 57
Ảnh 56
Ảnh 55
Ảnh 54
Ảnh 53
Ảnh 52
Ảnh 51
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
Ảnh
anh 50
anh 49
anh 48
anh 47
anh 46
anh 45
anh 44
anh 43
anh 42
anh 41
anh 40
anh 39
anh 38
anh 37
anh 36
anh 35
anh 34
anh 33
Anh 32
Anh 31
Anh 29
Anh 28
Anh 27
Anh 26
Anh 25
Anh 24
Anh 23
Anh 22
Anh 21
Anh 20
Anh 19
Anh 18
anh 14
anh 17
anh 16
anh 15
anh 13
anh 12
anh 11
anh 10
ảnh 16
anh 1